Labels

slider

Recent

Navigation

Retinol là gì? Tác dụng của Retinol đối với da

Công dụng của Retinol. Retinoids là tên gọi chung cho các phái sinh của Vitamin A được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da.
Thỉnh thoảng trong bài viết hoặc comment của mình, Hannah có nhắc đến Retinoids mà chưa có dịp giải thích cặn cẽ. Thực ra thì khái niệm Retinoids cũng đến với tớ chưa lâu, tớ cũng mới áp dụng em ý nửa năm trở lại đây khi là fan tàu ngầm của chị Nhi Ngô ở page The Skincare Junkie. Ban đầu tớ cũng search thêm tài liệu, định sẽ tổng hợp lại thành 1 bài viết đầy đủ về Retinoids nhưng chị Nhi đã làm việc này quá xuất sắc rồi. Vì vậy hôm nay tớ xin phép được mượn lại một số kiến thức của chị Nhi, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân tớ về Retinoids để các bạn tham khảo nhé. Và nhắc trước là bài này RẤT DÀI, bạn nên đọc 1 cách cẩn thận và có thể ghi chép lại ý chính cho dễ nhớ vì đây là phần kiến thức RẤT QUAN TRỌNG đấy. 

Retinoids là gì và công dụng của Retinol

1. Retinoids là gì?

Retinoids là tên gọi chung cho các phái sinh của Vitamin A được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Từ năm 1971, Retinoids nổi lên như một loại cure-all (tức là giải quyết được hết các vấn đề về da). Các bác sĩ da liễu nhận ra da bệnh nhân mụn của họ có chiều hướng mềm mại, sạch mụn, căng sáng và ít dấu hiệu lão hoá hơn. Tất nhiên nói là cure-all là nói hơi quá một chút vì có một số vấn đề ko giải quyết được bằng Retinoids cũng như một số da nhạy cảm ko dùng đc Retinoids. Tuy nhiên nói vậy thì cũng chẳng ngoa bởi công dụng đa năng siêu phàm của nó. Cho đến bây giờ thì Retinoids vẫn là BÁ ĐẠO nhất và chưa thằng nào địch được nó về khoản mụn nhọt hay chống lão hoá. 

Tớ nhớ chị Phương của Through Magnifying Glass từng nói: "Nếu phải tối giản tất cả các bước skincare thì 2 thứ duy nhất cần giữ lại là Retinoids và Kem chống nắng". Như vậy đủ để bạn thấy được sức mạnh của em ý trong mắt các beauty blogger lớn đến mức nào chưa?
Hiện giờ thì Retinoids có ở dạng bôiuống. Bài này sẽ chỉ tập trung ở dạng bôi do dạng uống phức tạp cần có sự hướng dẫn cặn kẽ của bác sĩ.

2. Tác Dụng Của Retinoids

a. Tetinol trị mụn:

Tác dụng đầu tiên nổi bật vượt trội của Retinoids đc công nhận hơn 40 năm nay là khả năng trị mụn. Nếu bạn đã thử mọi cách và phải bó tay với mụn trên mặt thì mình khuyên hãy cho Retinoids một cơ hội. Khi bôi lên da, Retinoids có thể làm thông lỗ chân lông bị tắc, ngăn ngừa các tế bào chết bít lỗ chân lông bằng cách tăng cường tốc độ bong da chết và giảm thiểu tuyến dầu. Retinoids cũng có tác dụng chống sưng tấy, kháng khuẩn nên rất hữu hiệu trong việc trị mụn. Chính vì tác dụng trên mà Retinoids cũng giúp trong việc giảm thiểu sẹo để lại do mụn sưng tấy, giảm lỗ chân lông, giảm dầu…
Loại Retinoids thường đc sử dụng nhất trong việc trị mụn là RetinolTretinoin (mạnh hơn Retinol). 

Bạn có thể lên Google gõ cụm từ Retinoids before- after sẽ ra 1 loạt ảnh đáng kinh ngạc luôn, và đây là ví dụ.
Retinoids là gì và công dụng của Retinol

Retinoids là gì và công dụng của Retinol

b. Chống Lão Hoá

Tretinoin là sản phẩm Retinoids đầu tiên được FDA Mỹ đã công nhận khả năng chống lão và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa. Tác dụng của retinol trong việc chống lão hóa da. Khi da lão hóa, collagen, hyaluronic acid và elastin dưới lớp hạ bì bị hao mòn, khiến da mỏng đi và nhạy cảm hơn với các tác động từ môi trường. Tretinoin hoạt động chống lão hóa bằng cách hạn chế sự hình thành các enzymes làm suy yếu collagen, giúp da tăng cường sản sinh collagen, giảm thiểu nếp nhăn, kích thích tuần hoàn máu và sự hình thành các mạch máu mới, cho da hồng hào khỏe mạnh. Do đó, khi sử dụng tretinoin, lớp hạ bì trở nên dày và hoạt động khỏe hơn, bề mặt và độ đàn hồi của da cũng được cải thiện và trẻ hóa. 

Ngoài ra, ở dạng yếu hơn như Retinol, tuy công dụng không được rõ rệt như Tretinoin nhưng tác dụng chống lão hoá và trị mụn là vẫn có. Nếu sử dụng ở nồng độ cao và đúng cách thì cũng không thua kém gì Tretinoin.

Ngoài ra, nhờ khả năng kích thích hoạt động và quá trình tái tạo da, tretinoin còn là một phương pháp hữu hiệu trị vấn đề da không đều màu. Sử dụng tretinoin giúp giảm thiểu các vết thâm, nám do ảnh hưởng của tia cực tím, cải thiện sẹo mụn, khiến da trở nên mịn màng, sáng và đều màu hơn.

Retinoids là gì và công dụng của Retinol

Retinoids là gì và công dụng của Retinol
Retinoids là gì và công dụng của Retinol

3. Lựa Chọn Retinoids Phù Hợp:

Retinoids bao gồm các chất điển hình Retinyl Pamitate, Retinol, Retinal, Tretinoin, Isotretinoin (cả uống và bôi)… Để ngắn gọn dễ hiểu, mục đích cuối cùng của ta khi bôi các Retinoids điển hình lên mặt là muốn các chất đó chuyển hoá thành Retinoic Acid để làm việc cho hiệu quả cao. Bài này mình sẽ chỉ tập trung ở 2 loại Retinoids điển hình nhất Retinol Tretinoin

Retinoids là gì và công dụng của Retinol

a. Retinol:

Retinol là lựa chọn của số đông mọi người vì ở nước ngoài Retinol không cần đơn của bác sĩ và khả năng gây kích ứng thấp hơn Tretinoin. Ai mới sử dụng và muốn thử thì nên bắt đầu từ Retinol trước rồi chuyển qua Tretinoin sau cũng đc. Retinol thì cũng phải trải qua bước chuyển hoá để thành Retinoic Acid nhưng ngắn hơn các loại Retinyl Esters. Ước chừng Retinol nhẹ hơn Tretinoin 20 lần. Các sản phẩm Retinol có cường độ từ mạnh đến cao ví dụ Paula’s Choice, FutureDerm hay MUAC có 0.01%, 0.03%, 0.1%, 0.5%, 1%. Theo kinh nghiệm của mình thì phải từ 0.1% trở lên mới thấy rõ tác dụng. 

* Lưu Ý: vì Retinol phải trải qua quá trình chuyển hoá nên phụ thuộc vào độ pH. Độ pH lý tưởng để Retinol làm việc là pH Neutral tức là tầm 5 – 6. Vậy nên bạn nên cẩn thận khi sử dụng với các sản phẩm mang tính Acid như là BHA, AHA, Vitamin C… Nếu được thì sử dụng acid buổi sáng và Retinol buổi tối. Còn nếu không muốn hi sinh BHA /AHA buổi tối vậy thì phải chịu khó đợi bôi acid xong tầm 30’ thì mới bôi tiếp Retinol. 

* Một số sản phẩm Retinol nổi tiếng:
  • Neutrogena Healthy Skin Anti-Wrinle Cream, Night
  • Chica Y Chico Retinolin 3.0
  • RoC Retinol Correxion Sensitive Night Cream
  • RoC Retinol Correxion Deep Wrinkle Night Cream
  • Paula’s Choice RESIST Intensive Wrinkle Repair Retinol Serum (0,1%)
  • Paula’s Choice Clinical 1% Retinol Treatment
  • MUAC Retinol Serum
  • FutureDerm Time-Release Retinol 0.5

b. Tretinoin:

Là sự lựa chọn tối ưu cho mọi người vì nó chính là Retinoic Acid không phải trải qua quá trình chuyển hoá gì cả nên không lo vụ pH. Nó cũng là dạng Retinoids mạnh, gấp khoảng 20 lần Retinol. Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng 0.025% Tretinoin thì tương đương với 0.5% Retinol. Tretinoin này ở nước ngoài khó kiếm vì phải có đơn của bác sĩ còn ở Thái Lan và Việt Nam thì mua rất dễ ở các hiệu thuốc (Có 1 loại Tretinoin được dùng khá phổ biến là Retin-A, mua ở Thái và rẻ hơn nhiều so với các loại Tretinoin ở Việt Nam). Tuy nhiên Tretinoin mạnh và có thể gây nên một số dấu hiệu kích ứng ban đầu như khô đỏ, rát, bong tróc… Vậy nên lời khuyên cho các bạn mới sử dụng Tretinoin là sử dụng ở nồng độ thấp trước, tầm 0.025% và sử dụng cường độ thấp (2-3 lần/ 1 tuần). Khi da đã quen thì tăng dần nồng độ lên 0.05%, 0.1% và cường độ lên có thể là hàng tối nếu da chịu được. Bạn cũng nên có một quy trình dưỡng da tốt, bôi kem chống nắng đều đặn cho da khoẻ mạnh giảm thiểu các tác dụng phụ của Tretinoin. 

* Lưu ý: Tretinoin nhạy sáng nên có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại tia đèn, tốt nhất bạn bôi xong nên tắt điện đi ngủ luôn, hoặc tắt bớt điện quá sáng đi, đèn laptop hay điện thoại thì không ảnh hưởng gì nhé. 

* Một số sản phẩm Tretinoin:
  • Retin-A 0.025%, 0.05% và 0.1%: nổi tiếng và là loại thông dụng nhất ở Mỹ. Mua ở Thái là dễ nhất vì bên đó Tretinoin không cần đơn của bác sĩ. Giá bên Thái khoảng 100-200k. 1 số shop xách tay ở VN cũng bán loại này.
  • YSP Tretinoin 0.05%: thành phần khá tương tự như Retin-A do Malaysia sản xuất và bán với giá ~60k
  • Locacid, Hiteen Gel: có vẻ như nhiều cồn, khô và có kháng sinh nên có thể gây rát, hợp ai dùng chuyên trị mụn và da nhờn. Da khô hoặc thường chắc sẽ không ổn lắm.
Nói chung là về Tretinoin tớ thấy loại thông dụng nhất, ít có vấn đề nhất và dễ mua nhất là Retin-A, các bạn có thể nhờ ai đó đi Thái mua hộ, hoặc lên Google gõ mua (bán) Retin a cream thì sẽ thấy rất nhiều shop xách tay hàng thái có bán với giá khoảng từ 150k- hơn 200k

Retinoids là gì và công dụng của Retinol
Retinoids là gì và công dụng của Retinol

4. Sử Dụng Retinoids

- Retinol: sử dụng sau serum (toner -serum - retinol- lotion- cream). Hoặc nếu dùng các sản phẩm Acid (BHA, AHA, VitC) thì cách khoảng 30 phút để độ pH của da phục hồi lại.
- Tretinoin: 
- Chỉ sử dụng sản phẩm vào buổi tối trước khi đi ngủ do Retinoids dễ bị phân huỷ dưới ánh nắng mặt trời thậm chí cả ánh sáng đèn điện, ngay cả màn hình máy tính và màn hình điện thoại nếu quá sáng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của retinoids.
- Retinol không phải là tẩy da chết hoá học nên không cần thiết phải sử dụng ngay sau toner như AHA/ BHA. Bạn nên sử dụng Retinol sau bước serum (hoặc để cẩn thận hơn, bạn có thể dùng Retinol như là bước cuối cùng của skincare routine nhé). Bạn có thể tham khảo 2 thứ tự dùng như sau:

* Cách 1: Rửa mặt -> Toner -> Serum -> Retinoids -> Emulsion (Lotion/ Gel Cấp Nước) -> Cream -> đi ngủ. 
* Cách 2: Rửa mặt -> Toner -> Serum  -> Emulsion (Lotion/ Gel Cấp Nước) -> Cream -> Retinoids -> đi ngủ.

Khi mới bắt đầu sử dụng, chỉ nên dùng Retinoids từ 1-2 lần (nhiều nhất là 3 lần) trong 1 tuần, sau khoảng 1 tháng khi da bắt đầu quen với retinol thì bạn có thể sử dụng thường xuyên vào các buổi tối.
Không nên sử dụng chung với các sản phẩm chứa AHA, BHA hay sản phẩm có chứa nồng độ vitamin C cao (Nếu bạn sử dụng AHA/BHA hoặc bất cứ sản phẩm Acid nào chung 1 tối với Retinol thì phải đợi ít nhất là 30-45’. Do Retinoids đòi hỏi độ pH Neutral (cân bằng) để hoạt động và chuyển đổi thành Retinoic Acid nên bôi ngay sau khi dùng Acid mà ko đợi sẽ làm mất tác dụng của Retinoids . Nếu ai da khỏe và có thể chịu được cả acid và Retinoids trong 1 lần thì có thể theo trình tự :
Rửa mặt -> Toner -> AHA/BHA (đợi 20-30 phút) -> Serum -> Tretinoin -> Emulsion (Lotion) -> Cream.  (Tuy nhiên tớ không khuyến cáo cách này vì có thể khiến da kích ứng)

Vì vậy, để đạt hiệu quả cao nhất, bạn có thể tách ra, dùng Retinoids vào buổi tối và AHA/BHA hoặc vitamin C vào ban ngày, hoặc chia ra dùng xen kẽ cách ngày cũng được).

5. Lưu ý Khi Sử Dụng Retinoids:

  • Chỉ dùng vào ban đêm và không dùng quá lượng bằng 1 hạt đỗ tương mỗi lần cho toàn mặt.
  • Khi mới sử dụng, bạn nên thử với Retinol trước. Vì Tretinoin có thể gây một số tác dụng phụ như da khô, bong tróc hoặc rát. Nếu thấy các dấu hiệu trên, bạn nên giảm tần suất sử dụng. Nếu không tìm được sản phẩm chứa Retinol phù hợp mà vẫn muốn dùng Tretinoin thì nên bắt đầu với nồng độ thấp nhất (0,025%) với tần suất ít và tăng dần khi da đã thích ứng (đầu tiên chỉ dùng 1-2 lần/tuần, khi cảm thấy da bắt đầu thích ứng thì tăng lên cách ngày dùng 1 lần, rồi dùng mỗi ngày). Đồng thời, dùng sản phẩm chăm sóc da thật tốt và cung cấp độ ẩm hợp lí cũng là một bước quan trọng để tránh tác dụng phụ.
  • Retinoids khi sử dụng với mục đích trị mụn có thể làm da nổi nhiều mụn hơn trong thời gian đầu do khả năng đẩy mụn ẩn, kích thích mụn chín và rụng nhanh, gọi là hiện tượng Purging (mụn ẩn trồi lên nhiều hơn). Người dùng cần phân biệt hiện tượng này với dị ứng và kiên trì sử dụng.
  • Mặc dù giúp lớp hạ bì dày hơn, nhưng Retinoids kích thích làm rụng tế bào chết nên bề mặt ngoài cùng của da sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do vậy, việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày với SPF 30 trở lên là cần thiết và bắt buộc. Nếu bạn nghĩ mình không nghiêm túc đc trong việc sử dụng kem chống nắng thì bạn không nên dùng Retinoids vì nó có thể phản lại tác dụng.
  • Nên tìm hiểu và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Không dùng cho người mẫn cảm với Retinoids, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Retinoids là gì và công dụng của Retinol

Khi bạn bước sang tuổi 21 là sự sản xuất collagen đã bắt đầu giảm đi đáng kể, tầm 1% mỗi năm, da sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hoá và các nếp nhăn. Từ tuổi này trở đi hàng năm bạn sẽ thấy mình già đi khá rõ rệt. Chính vì thế mà ở tuổi này các bác sĩ da liễu ở Mỹ đã khuyên dùng Retinoids rồi. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dùng bây giờ để năm 40 tuổi người ta vẫn nghĩ là mình 30 thậm chí mới hơn 20. Thêm nữa các bạn cũng nên lên một quy trình dưỡng da cẩn thận vì không có sản phẩm đơn lẻ nào có thể giúp cải thiện mọi vấn đề về da mà phải là một quy trình hoàn thiện. 

Một điều mà bạn luôn phải khắc cốt ghi tâm: Dưỡng da là 1 quá trình kiên trì. Theo nghiên cứu thì khi dùng Retinoids thường ở tuần thứ 6 trở đi mới thấy khác biệt, có khi hơn. Thêm nữa là nhiều bạn sẽ bị Purging (mụn ẩn trồi lên nhiều hơn) và có tác dụng phụ. Lúc đó hãy kiên trì điều chỉnh đừng bỏ cuộc. Có người đến vài tháng sau mới thấy đỡ và da lúc này mới đẹp dần lên. Bạn nên nhớ, đây không phải kiểu "làm đẹp da" với kem trộn Corticoid nên đừng mong da sẽ hết mụn, trắng sáng ẢO trong vòng 7-10 ngày nhé. Khi dùng Retinoids, da của bạn sẽ lèm bèm bung bét trong vài tháng đầu tiên, nhiều người bị nổi mụn, tất cả mọi người đều bị khô da và rát. Nhưng rồi những ngày đó sẽ qua và những ngày da đẹp sẽ tới nếu bạn có niềm tin và biết kiên trì.

À còn 1 câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc: "Retinoids gây bong tróc da, vậy tức là nó khiến da bị bào mòn phải không?"

Hoàn toàn không nhé. Ngược lại, Retinoids còn giúp sản sinh collagen, làm đầy cấu trúc da là đằng khác. Da chúng ta được chống đỡ bởi 1 cấu trúc gồm tế bào da, collagen, lipid các loại… Khi về già, collagen mất đi khiến cấu trúc đó không còn được chặt chẽ, chùng xuống. Những chỗ trũng trong cấu trúc tạo nên nếp nhăn trên bề mặt da. Với retinoids, da sẽ sản sinh nhiều collagen hơn, ngăn chặn sự hình thành các nếp nhăn. Vì vậy, khi dùng các sản phẩm chứa retinoid da sẽ bị bong tróc và bạn nghĩ nó bào mòn da nhưng thực tế là nó chỉ đang làm rụng lớp tế bào chết bên trong mà thôi. 

Nhìn chung là không thể dùng lời nào diễn tả được độ nặng đô siêu phàm của Retinoids. Mình khuyên các bạn nếu có thể thì hãy dùng Retinoids nhất là RetinolTretinoin sớm đi đừng để đến lúc da nhăn nheo xấu xí mới lo lắng dùng nhé.

Một lần nữa cảm ơn chị Nhi rất nhiều vì đã chia sẻ kiến thức về Retinoids. Ở bài viết tới Hannah cũng sẽ nói rõ hơn về quy trình dưỡng da và các sản phẩm dưỡng da hiện tại của chính bản thân mình, các bạn chờ bài viết mới của Hannah nhé. 


Nguồn: tranghannah
Share

Post A Comment:

0 comments: